Những phương pháp hạ sốt ở người lớn không phải lúc
nào cũng hiệu quả với trẻ nhỏ. Khi các em bị sốt cao, ba mẹ cần đi thăm khám kịp
thời thay vì tự ý điều trị tại nhà.
BS khuyến
cáo, không có thuốc nào phòng được sốt cao và co giật, nếu trẻ chỉ sốt 38 độ,
chưa cần uống hạ sốt.
PGS.TS Nguyễn
Tiến Dũng, khoa Nhi, BV Bạch Mai cho biết, sốt chỉ là triệu chứng, không phải
bệnh. Đây là phản ứng của cơ thể khi không may bị nhiễm virus, vi khuẩn.
“Nếu sốt
không làm cho trẻ chán ăn, không gây bứt rứt, khó chịu thì để nguyên, trẻ sẽ
hết sốt tự nhiên và phần lớn các bệnh nhiễm trùng lại nhanh khỏi”, PGS Dũng lưu
ý.
Uống thuốc hạ
sốt quá sớm
BS Dũng lưu
ý, cha mẹ không nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi nhiệt độ vẫn dưới 38,5 độ.
Đặt nhiệt kế
ở nách là chính xác nhất, không đo ở miệng, trán hay hậu môn, cũng không cộng
trừ thêm 0,5 độ như ngày trước
Khi trẻ sốt
nhẹ ở mức 37,5-38,5 độ chỉ cần cởi bớt quần áo, cho bé uống nhiều nước hoặc bú
mẹ nhiều hơn.
Lạm dụng
thuốc động kinh
PGS Dũng cho
biết, trước đây, người ta lo ngại sốt co giật có thể gây hại não của trẻ. Tuy
nhiên, qua theo dõi lâu dài cho thấy việc này không ảnh hưởng đến não của trẻ.
"Ngay cả
việc uống thuốc cũng không có tác dụng gì trong việc làm giảm co giật nếu trẻ
có cơ địa hay co giật. Hiện tại cũng không có thuốc nào có thể phòng được sốt
cao, co giật cho trẻ", PGS Dũng nhấn mạnh.
Lời khuyên
là:khi trẻ đang co giật không nên cho uống hay làm gì, vì có thể gây sặc. Đợi
hết cơn, cho khăn mỏng vào giữa 2 hàm răng của trẻ để tránh cơn sau rồi đưa trẻ
đến bệnh viện.
Tại thời điểm
co giật, cha mẹ cần bế nghiêng người trẻ, giữ đầu thẳng để các đờm dãi chảy ra
ngoài, tránh trường hợp trẻ bị sặc. Không nên vuốt, day ngực trẻ.
Uống xen kẽ
các thuốc hạ sốt
Hiện có 2
loại thuốc hạ sốt có tác dụng tương đương là paracetamol và ibuprofel.
“Cách khôn ngoan nhất là dùng paracetamol, vì
xét nghiệm ban đầu có thể chưa xác định bé có bị sốt xuất huyết hay không. Nếu
dương tính, dùng ibuprofel sẽ làm cho sốt xuất huyết nặng thêm", PGS Dũng
lưu ý.
Với
paracetamol, khoảng cách dùng từ 4-6 tiếng, trong khi inbulfen là 6-8 tiếng.
Tuyệt đối
không dùng xen kẽ 2 loại thuốc này vì liều lượng 2 loại khác nhau. Khi cho trẻ
uống hạ sốt, cần tránh bọc kín quá, nên để trẻ mặc đồ thông thoáng, không đắp
chăn, mở thoáng cửa.
Tự chia liều
nhét hậu môn
Loại thuốc
nhét hậu môn có liều lượng tương đương thuốc uống, dùng cho những bé không uống
được hoặc hay nôn.
Paracetamol
hấp thu nhiều qua trực tràng. Do đó phương pháp nhét có nhược điểm là hấp thu
thất thường, nếu trong trực tràng có phân sẽ ít tác dụng.
Lưu ý liều
lượng nhét thuốc hạ sốt qua đường hậu môn là liều cố định, không được bẻ hay
nhét 2-3 viên 1 lúc.
Hiện các viên
đặt có liều lượng phổ biến là 80mg, 150mg, 300mg. Tuỳ vào trọng lượng cơ thể
của trẻ, bác sĩ sẽ kê liều phù hợp do khả năng bị ngộ độc thuốc qua đường đặt
cao hơn đường uống nhiều.
Chườm lạnh,
dán miếng hạ sốt
Trong trường
hợp trẻ sốt mà bố mẹ không muốn cho uống hạ sốt thì cũng không nên dùng các
biện pháp vật lý như chườm lạnh, bôi dầu, dán miếng hạ sốt...
Những phương
pháp này có thể giúp trẻ hạ sốt 1 giờ đầu nhanh hơn, nhưng sau trẻ sẽ sốt lại.
Bôi dầu hay dùng miếng dán còn làm hại da trẻ.
Nếu sốt do nhiễm khuẩn, viêm phổi,
chườm lạnh sẽ làm bệnh trầm trọng thêm khiến trẻ dễ nhiễm lạnh và viêm phổi do
làm tăng khả năng sử dụng oxy lên.
Thay vào đó
khi trẻ bị sốt, có thể dùng khăn ấm lau toàn thân cho trẻ, đặc biệt lau nhiều ở
trán, 2 hốc nách và bẹn, thay khăn 2-3 phút/lần để trẻ hạ nhiệt.
Lưu ý: Đối với những trường hợp trẻ uống hạ sốt
mà không đỡ, có thể trẻ mắc bệnh khác, cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện để được
thăm khám.
EmoticonEmoticon