Song song với dân số già hóa xã hội tăng trưởng nhanh chóng, một số bệnh người già mang tính suy thoái cùng với tuổi tác tăng cao ngày càng phổ biến, mang lại nhiều bất tiện cho đời sống của người già. Vậy là nguyên nhân gì dẫn đến gẫy xương ở người già? Bác sĩ Tôn Thiên Thắng, Phó Giám đốc Bệnh viện Tổng hợp Quân khu Bắc Kinh, Giám đốc Sở Nghiên cứu Khoa xương chấn thương Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc cho biết:
Gẫy xương là chỉ chứng gẫy xương một phần hoặc gẫy xương hoàn toàn do các nguyên nhân chấn thương hoặc bệnh lý gây nên. Biểu hiện chính trong lâm sàng là: Phần gẫy xương có cảm giác đau và đau khi ấn vào, sưng tấy cục bộ và bị ứ máu, có thể hoàn toàn làm mất chức năng của chân và tay, gẫy xương toàn bộ còn có thể xuất hiện chứng dị hình và hoạt động thất thường.
Nói chung, gẫy xương thường hay xảy ra ở những người đứng tuổi và nhiều tuổi. Gẫy xương ở người già thường xuất hiện ở các phần như: Gẫy xương chèn ép cột sống, gẫy xương khuỷu tay, gẫy xương chậu v.v.
Nguyên nhân gì dẫn đến gẫy xương ở người già?
Hai nhân tố quan trọng dẫn đến gẫy xương là chứng loãng xương và bị ngã. Cùng với tuổi tác mỗi năm một cao, xương đã có sự thay đổi rất lớn cả về chất lẫn lượng. Hiện tượng mất canxi, xương bị mài mòn nhỏ đi hoặc bị hấp thụ v.v đều có thể khiến xương của người già bị giòn, đó tức là chứng loãng xương.
Thực ra, xương trong cơ thể con người cũng có chức năng trao đổi, trường hợp hấp thụ chất canxin không đủ, hoặc lượng canxin trong cơ thể sụt giảm, xương sẽ dành sự hỗ trợ bằng cách huy động canxi trong xương để duy trì đủ lượng canxi đáp ứng nhu cầu cơ bản cho máu, nếu làm mất canxi thái quá sẽ khiến lõi xương nhỏ lại, bị lỏng thậm chí bị giòn và dễ xảy ra gẫy xương.
Nhưng làm thế nào để tránh chứng loãng xương?
Trong khi đó, thường xuyên kiểm tra mật độ xương cũng rất cần thiết, qua đó chúng ta sẽ biết trường hợp nào dễ dẫn đến chứng loãng xương. Ví dụ như những người thiếu moóc-môn nữ, kể cả chị em phụ nữ tiền mãn kinh, một năm sau mãn kinh hoặc chức năng giới tính sa sút trên một năm cùng những người thiếu canxi, thiếu vitamin D, lượng protein cao, ít vận động, người bệnh nằm giường lâu ngày, hút thuốc lá, nghiện rượu v.v.
Theo kết quả điều tra, 75% người bị ngã đều xảy ra tại nhà mình, thông thường ở buồng tắm, nhà bếp v.v, buồng tắm và nhà bếp ẩm thấp, có ngưỡng cửa, không được bằng phẳng lắm, là mối nguy hiểm đối với an toàn của người già. Cho nên tạo môi trường cư trú an toàn là điều hết sức quan trọng đối với giảm tiểu tỷ lệ gẫy xương ở người già. Đối với các cụ gẫy xương qua điều trị, cần phải tránh bị gẫy xương lần nữa, tự chăm sóc và hồi phục là điều hết sức quan trọng.
Thời kỳ giữa và sau 3-4 tuần bị gẫy xương, đó là thời kỳ nối xương, người bệnh đòi hỏi nhiều protein, đặc biệt là thực phẩm chứa nhiều protein chất keo cũng như thực phẩm chứa canxi và vitamin D, ví dụ như canh gà, cá, trứng, bì động vật, chân giò, thực phẩm chế biến từ các loại đỗ v.v.
Từ thời kỳ cuối tức 5-6 tuần sau khi bị gẫy xương cho đến giai đoạn hồi phục, có thể khôi phục chế độ ăn uống bình thường, song vẫn phải ăn nhiều rau xanh và củ quả cùng các thực phẩm chứa nhiều canxi và vitamin D khác. Mỗi ngày uống nửa lít sữa bò, khoảng 400-500 gam rau xanh, tối thiểu 200 gam hoa quả và phối hợp với các thực phẩm khác một cách hợp lý, cân bằng, đảm bảo dinh dưỡng.
Nói tóm lại, người già gẫy xương cần phải đặc biệt chú ý dinh dưỡng trong ăn uống, cho nên, người nhà nên tìm hiểu kiến thức về mặt này để hỗ trợ người bệnh hồi phục sức khỏe càng sớm càng tốt.
EmoticonEmoticon