Thứ Hai, 31 tháng 7, 2017

Bậc phụ huynh chú ý dinh dưỡng để con được thông minh

Sự phát triển trí thông minh ở trẻ phụ thuộc vào ba yếu tố: di truyền (gene), chế độ dinh dưỡng và sự rèn luyện, học tập, môi trường sống. Trong đó, chế độ dinh dưỡng là yếu tố được nhắc đến nhiều nhất vì khả năng chủ động đáp ứng không quá khó khăn.

Thực sự không thể có một loại thực phẩm nào có thể làm trẻ thông minh, mà các chất dinh dưỡng chỉ có tác dụng hỗ trợ để phát huy những tiềm năng di truyền về gene thông minh đã sẵn có. Sự phát triển trí thông minh ở trẻ phụ thuộc vào ba yếu tố: di truyền (gene), chế độ dinh dưỡng và sự rèn luyện, học tập, môi trường sống. Trong đó, chế độ dinh dưỡng là yếu tố được nhắc đến nhiều nhất vì khả năng chủ động đáp ứng không quá khó khăn.

Bốn dưỡng chất quan trọng cho não


Chất đạm: đạm là vật liệu xây dựng nên các tế bào mô, cơ quan, cung cấp các nguyên liệu cần thiết cho sự hình thành các dịch tiêu hóa, nội tiết tố, men và vitamin. Khi thiếu chất đạm sẽ ảnh hưởng đến phát triển của cơ thể nói chung và não bộ nói riêng.

Chất iod: khi thiếu iod thì không những lượng iod trong thực phẩm di chuyển qua nhau thai của người mẹ, sang bào thai sẽ không đủ để đáp ứng sự phát triển não bộ tối ưu, mà nguy cơ hàm lượng iốt trong sữa mẹ cũng sẽ rất thiếu, dẫn đến suy giảm phát triển não bộ và làm xuất hiện bệnh đần độn do thiểu năng tuyến giáp.

Chất sắt: trẻ bị thiếu máu, thiếu sắt có chỉ số phát triển tâm thần và vận động thấp hơn trẻ cùng trang lứa trong cùng môi trường sống. Khi trẻ đã lớn, nếu bị thiếu máu, thiếu sắt cũng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển trí nhớ và kết quả học tập.

Các acid béo không no chuỗi dài: thành phần của não bộ có đến 60% là chất béo. Trong đó DHA (Docosahexaenoic Acid) và ARA (Arachidonic Acid) là các thành phần lipit chính của não. Trong thời gian có thai, người mẹ huy động DHA và ARA để hỗ trợ cho sự phát triển não bộ thai nhi. 

Người mẹ tiếp tục cung cấp hai dưỡng chất quan trọng này qua nguồn sữa của mình nên nuôi con bằng sữa mẹ sẽ làm tăng chỉ số thông minh của trẻ. Trẻ được bú sữa mẹ có chỉ số thông minh (IQ) cao hơn trẻ bú bình từ 3 - 5 điểm.

Ngoài 4 chất dinh dưỡng quan trọng kể trên, còn nhiều các vi chất dinh dưỡng khác như: kẽm, magiê, đồng, crom, selen… cũng rất quan trọng cho sự phát triển cơ thể của trẻ cũng như não bộ.
Lúc mang bầu nên ăn nhiều cá

Muốn hỗ trợ cho trí thông minh của con, trước và trong thời kỳ mang thai, thời gian cho con bú người mẹ phải ăn uống đầy đủ các dưỡng chất quan trọng để phát triển não tốt: đạm, iod, sắt, acid folic, các acid béo chưa no (DHA, ARA) có trong các loại thực phẩm như thịt, cá, tôm, cua, trứng, sữa, rau xanh và quả chín. Người mẹ nên ăn nhiều cá, nhất là các loại cá biển có chứa nhiều acid béo chưa no, uống thêm dầu gan cá, ăn các loại dầu thực vật (dầu đậu nành, dầu ôliu…) cũng cung cấp các tiền DHA và ARA, đó là các anpha linolenic, axit linoleic… khi vào trong cơ thể sẽ được tổng hợp thành DHA và ARA.

Nhiều nghiên cứu đã được công nhận kết quả cho thấy khi có thai bà mẹ ăn cá thường xuyên hơn 5 lần/tuần sinh ra con có chỉ số IQ cao hơn tám điểm so với các bà mẹ không ăn cá trong thời kỳ mang thai.

Tiếp tục trong hai năm cho con bú nếu bà mẹ thường xuyên ăn cá, dầu thực vật thì nguồn DHA và ARA trong sữa mẹ sẽ cao, giúp cho sự phát triển thị lực và trí não của trẻ. Ở thời kỳ ăn dặm (từ bảy tháng đến ba tuổi), trẻ cần được ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng để cung cấp đủ đạm, sắt, iod… qua nguồn thức ăn động vật như thịt, cá, trứng, sữa; ăn muối, nước mắm có bổ sung iod; các acid béo không no từ dầu ăn, dầu gan cá, cá biển, các loại vitamin và muối khoáng khác từ nguồn rau xanh và quả chín; uống các loại sữa có bổ sung DHA, ARA, iod, sắt, taurin và các vi chất dinh dưỡng khác.
Như vậy, muốn có đứa con khỏe mạnh các bà mẹ phải chuẩn bị trước khi mang thai từ 1 - 3 tháng. Ăn uống đầy đủ khi mang thai, nuôi con bằng sữa mẹ, cho trẻ ăn bổ sung đầy đủ và hợp lý thì trẻ sẽ phát triển tốt về thể lực và trí não, kết hợp với việc giáo dục và môi trường sống tốt chúng ta sẽ có những trẻ em thông minh và khỏe mạnh.

Chủ Nhật, 30 tháng 7, 2017

Có thể bạn chưa biết công dụng tuyệt vời của nước khoai lang

Hiện nay, có nhiều người vẫn không biết được công dụng của nước khoai lang nên thường không sử dụng nước khoai lang. Nhưng nước khoai lang lại rất tốt cho sức khỏe, qua bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu đến cho các bạn các công dụng của nó.

Nước khoai lang


Tiến sĩ Koji Ishiguro thuộc Tổ chức Nghiên cứu Lương Thực và Nông nghiệp Quốc gia ở Tsukuba (Nhật Bản) cho biết: "Chúng ta thường bỏ phí lượng protein trong nước luộc khoai lang, nhưng chúng tôi cho rằng thứ nước này có thể tác động đến cân nặng, các mô béo và những nhân tố gây mỡ thừa khác". Nếu chăm chỉ uống nước luộc khoai lang, hàm lượng cholesterol và triglyceride trong cơ thể cũng giảm xuống, đồng thời leptin lại tăng lên khiến bạn mau no.

Cách luộc khoai vô cùng đơn giản như sau:

Nguyên liệu:

- 2 củ khoai lang

- 1 lít nước

Cách làm:

- Bạn rửa sạch khoai lang rồi gọt sạch vỏ, thái khúc chừng 3cm.

- Cho khoai cùng với nước vào nồi đun lên. Đến khi nước sôi bạn đun riu riu thêm 5 phút để các dưỡng chất trong khoai ngấm vào nước. Rắc thêm 1 chút muối rồi tắt bếp, để nước nguội.

- Vớt khoai để riêng ra 1 chỗ, phần nước chắt vào bình và sử dụng.

Sử dụng:

- Bạn uống nước khoai lang hàng ngày thay thế nước lọc. Uống bất cứ khi nào bạn cảm thấy khát.

- Cứ uống như vậy liên tục trong 2 tuần, mỡ thừa sẽ từ từ tiêu giảm.

Lợi ích từ khoai lang


1. Giàu vitamin B6


Vitamin B6 giúp cơ thể hạn chế sản sinh ra homocysteine, dẫn tới các bệnh thoái hóa và những cơn đau tim.

2. Cung cấp nguồn vitamin C dồi dào


Trong khi hầu hết mọi người biết rằng vitamin C có tác dụng phòng tránh virus cúm và cảm lạnh, ít ai biết rằng vitamin C đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành xương và răng, hệ tiêu hóa và hình thành tế bào máu. Nó giúp đẩy nhanh quá trình lành vết thương, sản sinh collagen giúp làn da luôn trẻ trung, và vô cùng cần thiết khi chúng ta phải ứng phó với stress. Nó thậm chí còn giúp cơ thể chống lại các độc tố có thể gây nên ung thư.

3. Nguồn vitamin D cung cấp cho phát triển xương


Vitamin D rất cần thiết cho hệ thống miễn dịch và toàn bộ cơ thể. Vừa là vitamin vừa là một loại hormone, vitamin D trong cơ thể chúng ta chủ yếu được sản sinh khi cơ thể hấp thụ đủ ánh nắng. Bệnh trầm cảm theo mùa cũng xuất hiện khi cơ thể thiếu vitamin D do cớm nắng.

Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong điều khiển cảm xúc và năng lượng của chúng ta, và giúp xây dựng xương chắc khỏe, tim, dây thần kinh, da, răng, và hỗ trợ tuyến giáp.

4. Chứa sắt và hỗ trợ một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh


Hầu hết mọi người đều biết rằng chúng ta cần sắt để có đủ năng lượng, nhưng sắt còn đóng vai trò quan trọng khác trong cơ thể của chúng ta, bao gồm cả sản xuất hồng cầu và bạch cầu, khả năng chống stress, chức năng miễn dịch, các quá trình chuyển hóa protein và nhiều điều khác nữa.

Thứ Năm, 27 tháng 7, 2017

7 hoạt chất là kẻ thù của mụn thâm ở mặt

Cảm thấy thiếu tự tin vì vết thâm do mụn để lại, bạn sử dụng nhiều phương pháp từ thiên nhiên nhưng hiệu quả lại quá chậm. Vậy dưới đây sẽ giới thiệu cho bạn 7 hoạt chất có thể đánh bay vùng thâm hiệu quả nhanh chóng.

Trước khi đến với 7 chất vàng này, bạn nên lưu ý rằng:

- Bắt buộc sử dụng kem chống nắng khi điều trị vết thâm trên da vì những chất làm trắng thường có khả năng bắt nắng rất mạnh.
- Thời gian để bạn thấy được hiệu quả trị thâm là từ 1-2 tháng sau khi sử dụng những sản phẩm đặc trị vì vết thâm không thể nào biến mất chỉ sau vài ngày, vài tuần được.
- Vết thâm càng mới thì thời gian sử dụng sản phẩm đặc trị càng được rút ngắn, vậy nên sử dụng sản phẩm trị thâm càng sớm thì càng tốt.

1. Retinol


Retinol (vitamin A), được xem là một chất vàng trong ngành mĩ phẩm với khả năng giải quyết hầu hết mọi vấn đề của da như điều trị nếp nhăn, trị thâm, trị mụn… Retinol hoạt động như một thành phần liên kết tế bào, nó sẽ chỉ huy các tế bào khác của da để mang lại làn da tươi trẻ.
Đa công dụng với khả năng sửa chữa hầu hết các khuyết điểm trên da, đặc biệt là với những làn da mụn và cả thâm mụn. Tuy nhiên, Retinol không thể sử dụng được cho phụ nữ có thai, cho con bú và có thể xảy ra tình trạng kích ứng: da mẩn đỏ, ngứa, khô, đẩy mụn trong thời gian đầu.

Vì vậy, hãy bắt đầu sử dụng Retinol có nồng độ thấp và cách ngày trong những tuần đầu để da của bạn có thời gian làm quen.

2. AHA


AHA là một loại tẩy da chết hóa học hoạt động trên bề mặt da. AHA giúp loại bỏ các lớp sừng, tế bào chết để lộ ra các tế bào da mới, khỏe mạnh hơn. Nhờ vậy, AHA sẽ giúp giảm tình trạng thâm mụn giúp da sáng và đều màu hơn. Đặc biệt khi sử dụng AHA với các chất làm trắng khác, quá trình giảm thâm sẽ được đẩy nhanh hơn, vì các hoạt chất được thấm sâu vào tế bào mới của da nên tác dụng sẽ rõ ràng hơn.

Một lưu ý là AHA chỉ hoạt động tốt ở độ pH từ 3 đến 4 và nồng độ phù hợp cho các sản phẩm AHA là từ 5% đến 15%. Ngoài ra, nếu muốn kết hợp AHA vào skincare rountine của mình thì đừng quên là phải chờ 20 phút mới apply sản phẩm tiếp theo. Hơn nữa, vì đây là một dạng tẩy da chết hóa học nên bạn có thể gặp phải tình trạng đẩy mụn trong mấy ngày đầu tiên.

3. Vitamin C


Vitamin C (tên khoa học là Acid Ascorbic) được xem như một vệ sĩ để chống ôxy hóa cho da. Các công trình nghiên cứu khoa học cho thấy khi sử dụng trên da, vitamin C tái tạo nhanh sợi collagen và elastin hỗ trợ tránh các vết sẹo, thâm sau mụn.

Đồng thời, nhờ các tá dược, các thành phần trong công thức của dược mỹ phẩm, vitamin C có thể thấm sâu dưới da để vô hiệu hóa các yếu tố gây tạo melanin bất thường. Do đó, vitamin C được ứng dụng rất hiệu quả trong việc điều trị thâm, nám, sẹo mụn và làm da trắng sáng.
Loại vitamin C thuần khiết và có tác dụng mạnh mẽ nhất trên da chúng ta là L – ascorbic acid (LAA). Tuy nhiên, điểm yếu của loại vitamin C này là do có tính acid nên độ kích ứng của chúng rất cao, dễ bị oxi hóa và đòi hỏi phải bảo quản lạnh.

Nếu bạn không có tủ lạnh để bảo quản thì có thể ngó nghiêng hai loại vitamin C là Sodium Ascorbyl Phosphate (SAP) hay Magnesium Ascorbyl Phosphate (MAP). Tuy không có hiệu quả nhanh chóng như LAA nhưng vitamin ở hai dạng này lại ổn định hơn và gây ít tác dụng phụ hơn cho da.

4. Niacinamide


Niacinamide là một dẫn xuất của vitamin B3. Đây là chất làm sáng da một cách hiệu quả mà vẫn an toàn. Bởi lẽ thay vì ức chế các tế bào sản sinh ra melanin, niacinamide ngăn chặn khả năng xuất hiện của melanin lên lớp thượng bì của da làm xuất hiện đốm nâu hay vết thâm.

Với nồng độ 4%, các thử nghiệm cho thấy, Niacinamide hoàn toàn có khả năng cải thiện sắc tố da, làm đều màu da, làm mờ vết thâm sạm, da nám, nhiều đốm nâu. Vì thế bạn có thể sử dụng các sản phẩm co sthành phần này để làm sáng da, cải thiện vết thâm.

So với Vitamin C, Niacinamide khá lành tính, ổn định với nhiệt độ và ánh sáng nên rất dễ bảo quả. Điểm trừ lớn nhất của Niacin hay Nicotinic acid khi dùng thẳng trên da có thể đem lại các cảm giác không mấy dễ chịu và thậm chí không mong muốn như đỏ mặt, thay đổi huyết áp. Bên cạnh đó, bạn không nên sử dụng Niacinamide cùng với vitamin C trong ban ngày.

5. Hydroquinone


Hydroquinone có công dụng làm sáng da, ức chế hoạt động của Melanin. Các vấn đề về da như tàn nhang, đồi mồi, thâm mụn, nám, đốm nâu đều có thể điều trị tốt hơn nhờ hoạt chất này. Sở dĩ hydroquinone có thể làm được điều này là nhờ nó ngăn chặn tyrosinase - một thành phần hình thành melanin làm tăng sắc tố trên da. Theo DermNet NZ, hoạt chất hydroquinone làm trắng da trong vòng 4 tuần, thậm chí là đến 3 tháng.

Khi sử dụng hydroquinone bạn cần chú ý chọn nồng độ phù hợp, an toàn. Nếu không có sự hướng dẫn của bác sĩ bác thì chỉ nên chọn sản phẩm chứa hydroquinone với nồng độ 2% trở xuống. Tuy nhiên khuyết điểm của nó là có thể gây kích ứng cho da nhạy cảm và không thể sử dụng liên tục trong thời gian dài (dùng 3 tháng, nghỉ 3 tháng).

6. Alpha Arbutin


Về mặt hoá học, Arbutin chính là một dạng Hydroquinone nhưng phân tử của nó có thêm Glucose. Đây là yếu tố quyết định cách làm việc khác nhau của Hydroquinone và Arbutin và đã được FDA thông duyệt. Thay vì tiêu diệt các tế bào Melanocytes, Arbutin giúp ức chế enzyme sản sinh ra melanin trong tế bào.

Vì vậy, Arbutin lành tính hơn và không đem lại các tác dụng phụ không mong muốn như Hydroquinone mặc dù có thể kết quả chậm hơn.
Mặc dù chưa có nghiên cứu nào chắc chắn rằng Arbutin hoàn toàn an toàn dùng ở liều lượng lớn và lâu dài mà không có hậu quả nghiêm trọng (nhưng chắc chắn vẫn an toàn hơn Hydroquinone rất nhiều), hầu hết nồng độ % của Arbutin trong mỹ phẩm đều không đáng phải báo động nên đây vẫn là lựa chọn số 1 của các chị em muốn làm trắng da.

7. Azelaic Acid


Azelaic Acid là một hoạt chất 2 trong 1 vừa điều trị mụn lại vừa ức chế sự xuất hiện của melanin trị thâm mụn, làm sáng da. Bởi vậy những cô nàng đang phải chiến đấu với làn da mụn vừa muốn tiêu diệt lũ mụn đáng ghét vừa muốn “ngăn ngừa hậu họa về sau” là những vết thâm mụn xấu xí thì rất nên cho azelaic acid một cơ hội.

Nhiều nghiên cứu cho thấy azelaic acid với nồng độ 20% có tác dụng tương đương với hydroquinone 2% trong điều trị nám da nhưng ít tác dụng phụ hơn.

Thứ Tư, 26 tháng 7, 2017

Các loại thực phẩm nên ăn khi bị trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày gây khó chịu cho bạn thậm chí còn ảnh hưởng đến việc ăn uống của bạn. Qua bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn biết nên ăn gì khi bị trào ngược dạ dày, giúp bạn đỡ hơn và phụ giúp trong quá trình điều trị (nếu có).

Bánh mỳ, bột yến mạch


Đây là những lựa chọn hàng đầu cho người bị trào ngược, đặc biệt khi đói. Cả bánh mỳ và bột yến mạch đều có khả năng “hút” bớt lượng acid dư thừa trong dạ dày nên giúp giảm nhanh hiện tượng ợ nóng, đau rát. Các loại đậu đỗ chứa nhiều chất xơ, các amino acid cần thiết dùng rất tốt cho bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản.

Tuy nhiên, một số đậu như đậu tương, đậu Hà Lan, đậu xanh, đậu đen… chứa carbohydrat phức hợp có thể gây hiện tượng đầy hơi. Trước khi sử dụng các loại đậu này, bạn nên ngâm các hạt đậu khô qua đêm để làm mềm hạt và ăn từng lượng nhỏ để cơ thể thích nghi dần.

Kẹo cao su


Nhai kẹo cao su kích thích việc sản xuất nước bọt có tính kiềm nên có thể làm dịu cơn đau trên niêm mạc thực quản và đẩy axit xuống dạ dày.

Tuy nhiên bạn nên tránh các kẹo cao su bạc hà, vì bạc hà có thể làm ảnh hưởng không tốt tới cơ thắt thực quản dưới.

Các loại đạm dễ tiêu


Đạm dễ tiêu tốt cho người trào ngược là thịt thăn lợn, thịt lưỡi lợn, tim lợn và thịt ngan. Người bệnh không nên ăn nhiều thịt vịt và thịt gà. Thịt vịt tính hàn lạnh, thịt gà tính nóng đều không tốt.

Gừng


Gừng là một trong những thực phẩm tốt cho bệnh trào ngược acid dạ dày. Do gừng có tác dụng chống viêm tự nhiên, giúp nhanh liền vết thương.

Sữa chua


Trong sữa chua có chứa nhiều men lợi khuẩn tốt cho đường tiêu hóa, giúp tiêu hóa nhanh thức ăn, cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày thực quản. Lưu ý là không ăn sữa chua khi đói.

Bột yến mạch có thể chế biến thành các món cháo, súp, hoặc trộn với sữa, làm bánh. Bữa sáng là cháo yến mạch là một sự lựa chọn tuyệt vời cho bệnh nhân trào ngược.

Cách lựa chọn sữa đúng


Giống như tất cả các loại thực phẩm giàu chất béo khác, sữa bò nguyên chất có thể làm thư giãn cơ thắt thực quản dưới, từ đó mà gây ra hoặc làm trầm trọng thêm các triệu chứng trào ngược. Sữa có tính axit nhẹ nên người bệnh cũng không nên uống khi đói.

Bệnh nhân trào ngược nên lựa chọn sữa dê thay thế, hoặc sữa bò đã tách kem (sữa gầy). Chúng là những loại giàu dinh dưỡng và dễ tiêu hóa. Thời điểm uống sữa nên là sau ăn khoảng 2 giờ và nên uống sữa ấm, không nên uống sữa quá nóng hay quá lạnh.

 Bệnh trào ngược dạ dày liên trực tiếp đến hệ tiêu hóa nên việc ăn uống rất quan trọng. Vì vậy bạn cần chú ý đến chế độ ăn uống nhé!

Thứ Hai, 24 tháng 7, 2017

Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết của bệnh ung thư vòm họng

Qua bài viết sau, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn những nguyên nhân và dấu hiệu của bệnh ung thư vòm họng bạn cần quan tâm và chú ý để có thể điều trị kịp thời nếu phát hiện bệnh.


Khi mới hình thành, ung thư vòm họng thường có dấu hiệu của nhiều bệnh liên quan đến tai mũi họng như cảm cúm hoặc bệnh nội khoa về thần kinh, mạch máu. Người bệnh thường chủ quan bỏ qua các triệu chứng sớm của bệnh vì cho rằng chỉ mắc chứng cúm thông thường.

Theo các chuyên gia, căn bệnh này ở các giai đoạn đầu thường không có dấu hiệu đặc thù. Các triệu chứng của nó rất dễ nhầm lẫn với các bệnh khác (thường là các bệnh liên quan đến tai, họng) nên hay bị bỏ qua. Chính điều đó đã khiến cho bệnh bị phát hiện muộn, dẫn tới hậu quả là khó khăn trong chữa trị.

Theo tiến sĩ Mai Trọng Khoa, Phó giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, tỷ lệ bệnh nhân ung thư vòm họng sống thêm 5 năm sau điều trị đạt 80-90% ở giai đoạn 1 và 2, 30-40% ở giai đoạn 3 và 15% ở giai đoạn. Tuy nhiên, 90-97% bệnh nhân ở nước ta phát hiện bệnh ở giai đoạn 3 và 4.

Giai đoạn đầu, các biểu hiện của bệnh rất mơ hồ, kín đáo và dễ chẩn đoán nhầm sang các bệnh khác. Khi các triệu chứng đã rõ ràng thì bệnh đã ở giai đoạn muộn.

Dấu hiệu ung thư vòm họng

Khó nuốt

Theo Trí Thức Trẻ, khó khăn trong việc nuốt vào là một trong những dấu hiệu sớm của ung thư vòm họng. Có thể có một khối u phát triển trong cổ họng của bạn. Và nếu bạn cảm thấy sự tăng trưởng của khối u trong cổ họng, khối u sẽ ngăn chặn thực phẩm đi qua cổ họng của bạn.

Bề mặt thanh quản thô ráp

Bạn cảm thấy có một bề mặt thô ráp trong cổ họng của bạn? Cảm giác khó chịu này là rất khó để bỏ qua. Nếu bạn đã bắt đầu phát triển bệnh ung thư vòm họng, bạn sẽ tiếp tục cảm thấy dấu hiệu này.

Thay đổi trong giọng nói

Nếu bệnh phát triển xung quanh các dây thanh âm, nó sẽ dẫn đến giọng nói của bạn bị thay đổi. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ, ngay khi bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu của sự thay đổi trong âm thanh từ giọng của mình.

Nguyên nhân gây ung thư vòm họng

Không ai biết chắc chắn nguyên nhân gây ra ung thư vòm họng. Bạn có thể có nguy cơ bị ung thư vòm họng cao hơn nếu trong trong gia đình có người từng mắc.

Ăn thực phẩm nhiều muối như thịt muối, cá muối, dưa cà muối làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư này.

Virus Epstein-Barr (EBV) hay còn gọi là herpesvirus 4 ở người. Ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch, EBV có liên quan đến các rối loạn sinh lympho và một số bệnh ung thư trong đó có ung thư mũi họng hoặc bệnh đa xơ cứng. Loại virus này có thể nhiễm vào cơ thể và tồn tại lâu mà không gây tác động nào.

Quan hệ giường chiếu bằng miệng dễ khiến bạn mắc virus HPV – chủng virus gây u nhú trên cơ thể người hay còn gọi là bệnh sùi mào gà. Nếu không được chữa trị sớm hay chữa trị không dứt điểm, biến chứng của bệnh sẽ dẫn đến căn bệnh ung thư vòm họng.Người nghiện rượu bia, thuốc lá, người thường xuyên tiếp xúc với môi trường có nhiều khói bụi, chất khí độc hại cũng có rất nhiều nguy cơ mắc bệnh.

Thứ Năm, 20 tháng 7, 2017

Vitamin D hấp thụ ở dạng nào là tốt cho cơ thể

Vitamin D cần trong quá trình hấp thu canxi giúp xương chắc khỏe. Vậy vitamin D hấp thụ bằng cách nào là tốt nhất, cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

Vitamin D đã trở thành một chế phẩm bổ sung với ngày càng nhiều bằng chứng cho thấy nó có nhiều lợi ích với sức khỏe. Tuy nhiên, bạn cần chú ý nhiều hơn tới các dạng vitamin D (cho dù là vitamin D trong thực phẩm hoặc các chế phẩm bổ sung).

Có hai loại vitamin D: D2 và D3. Nghiên cứu mới cho thấy vitamin D2 và D3 không có giá trị dinh dưỡng như nhau vì vậy, các nhà nghiên cứu cho rằng nên xem xét lại các hướng dẫn chính thức.

Vitamin D2 thu được từ nguồn thực vật và vitamin D3 thu được từ nguồn động vật. Cho đến nghiên cứu mới nhất này, người ta vẫn cho rằng cả hai loại vitamin này đều tốt như chế phẩm bổ sung. Tuy nhiên, nghiên cứu của ĐH Surrey đã tìm hiểu xem gia tăng hàm lượng loại vitamin D nào trong cơ thể sẽ có hiệu quả hơn và phát hiện ra rằng vitamin D3 có tác dụng tốt hơn.

Trong hai mùa đông, các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu hơn 300 phụ nữ từ Nam Á và châu Âu và chia những người tham gia này thành 5 nhóm.

Nhóm phụ nữ hấp thu vitamin D2 từ bánh quy hoặc đồ uống, nhóm hấp thu vitamin D3 trong bánh quy hoặc đồ uống và nhóm được đưa giả dược.

Kết quả cho thấy những người hấp thu D3 trong bánh quy tăng 74% hàm lượng vitamin D trong khi những người hấp thu vitamin D3 từ nước ép tăng 75% hàm lượng này. Tuy nhiên, những phụ nữ dùng D2 trong bánh quy và nước ép cho thấy hàm lượng tăng lần lượt 33-34% và nhóm giả dược giảm 1/4

Các nhà nghiên cứu cho rằng những người hấp thu D3 thông qua các sản phẩm từ động vật, như cá, trứng hoặc chất bổ sung có khả năng tăng gấp đôi hàm lượng vitamin D so với những người có chế độ ăn giàu vitamin D2 như nấm.

Cẩn trọng khi sử dụng nước rau má quá nhiều

Trong giai đoạn mùa hè nóng bức, nước rau má là một lựa chọn tuyệt vời cho bạn. Rau má có nhiều vitamin tốt cho sức khỏe của bạn, song nếu sử dụng quá nhiều sẽ mang lại một số tác dụng phụ thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng.

Rau má là loại rau mọc ở khu vực bờ đầm, bờ ruộng… chốn làng quê. Loại rau dễ mọc, dễ trồng này tuy dung dị nhưng lại có khả năng giải nhiệt cực tốt. Theo Trung y, rau má có tính hàn (lạnh), tân (cay), khổ (đắng) có tác dụng dưỡng âm, thanh nhiệt, nhuận gan, giải độc, lợi tiểu, thường được sử dụng để bồi bổ cơ thể, sát trùng, chữa thổ huyết, tả lỵ, khí hư, mụn nhọt, rôm sảy… Nghiên cứu của y học hiện đại cũng cho thấy, trong rau má có chứa rất nhiều beta caroten, saponins, alkaloids, flavonols, saccharids, calcium, Fe, Mg, Mn, P, Kali, các loại vitamins B1, B2, B3, C và K.

Với hàm lượng dinh dưỡng cao, rau má thường được sử dụng nhiều vào mùa hè với tác dụng chính để giải nhiệt cơ thể. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết sử dụng nước rau má đúng cách. Dưới đây là những kiểu uống nước rau má mùa hè để giải nhiệt cực sai lầm có thể khiến bạn mất mạng được giới chuyên gia đưa ra:

Uống nước rau má thay nước lọc

Nhiều người, nhất là các chị em phụ nữ, vì mong muốn nhanh chóng có làn da mượt như nhung, đánh bay những nốt mụn đáng ghét trên da rất thường gặp vào mùa hè mà tìm đến nước rau má. Nhiều người cho rằng uống càng nhiều càng tốt, càng giúp giải nóng trong nhanh hơn, mụn nhọt nhanh chóng biến mất. Thực tế thì không phải vậy.

Theo lương y Vũ Quốc Trung (Phòng Chẩn trị Y học Cổ truyền), uống quá nhiều nước rau má hàng ngày, nhất là còn kiểu uống thay nước lọc, tầm 2-3 lít mỗi ngày, bạn sẽ gặp nguy hiểm khó lường. "Uống nhiều nước rau má sẽ khiến bạn bị đầy bụng, tiêu chảy, nhất là đối với những người thân nhiệt thấp, hay bị lạnh bụng. Chưa hết, ăn nhiều rau má còn khiến tăng cholesterol, khiến bạn bị nhức đầu, mất ý thức thoáng qua, giảm khả năng mang thai và tăng nguy cơ sảy thai. Loại nước này khi uống kèm với thuốc điều trị tiểu đường sẽ làm suy giảm hiệu quả của insulin và các thuốc tiểu đường uống, thuốc hạ cholesterol.

Uống nước rau má để chữa nóng bụng do khó tiêu

Vì nghĩ rau má có tính giải nhiệt nên nhiều người đã sử dụng để uống khi bị nóng trong bụng – nguyên nhân được xác định là do ăn đồ ăn khó tiêu, khiến bụng óc ách, khó chịu. Thậm chí còn cho thêm đường để dễ uống. Thói quen uống nước rau má để chữa nóng bụng do khó tiêu hoàn toàn không có cơ sở khoa học, thậm chí gây phản tác dụng.

Theo lương y Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), nhiều người cứ nghĩ bị khó tiêu, nóng trong là tìm đến cốc nước rau má để tiêu hóa tốt hơn, giải nóng trong hiệu quả. Thực tế thì nước rau má, nhất là khi cho thêm đường kính vào sẽ dẫn đến rối loạn tiêu hóa. Nguyên nhân là rau má có tính hàn, nếu đang bị đầy bụng, tiêu chảy thì phải dùng hết sức cẩn trọng theo hướng dẫn của thầy thuốc, thậm chí là tạm thời nên tránh dùng.

Uống nước rau má khi đang sử dụng một số loại thuốc

Rau má có thể tương tác với các thuốc gây buồn ngủ và thuốc chống co giật, barbiturat, benzodiazepin, thuốc mất ngủ, và các thuốc chống trầm cảm... Nó cũng có thể làm giảm hiệu quả của insulin và thuốc tiểu đường uống khác, cũng như các thuốc hạ cholesterol. Do đó, uống nước rau má khi đang sử dụng một số loại thuốc này có thể gây họa cho tình trạng sức khỏe của bạn.
Uống nước rau má khi đang mang thai

Không chỉ là phụ nữ đang mang thai mà chị em dự định có thai cũng nên dè chừng loại nước này. Theo lương y Bùi Hồng Minh, nhiều chị em vẫn nghĩ nước rau má mát, có lợi với cơ thể, giúp bụng dạ yên ổn, kể cả khi mang thai. Tuy nhiên đây là suy nghĩ cực sai lầm. Uống nước rau má khi đang mang thai là điều cấm kỵ vì có thể gây nguy hiểm cho thai nhi. Với người đang có ý định mang thai mà sử dụng nước rau má thường xuyên cũng sẽ làm giảm khả năng thụ thai.

Rau má không đơn thuần là một loại rau ăn mà còn là một loại thảo dược chữa bệnh. Để uống nước rau má đúng cách, không gây hại sức khỏe, giới chuyên gia khuyên:

- Không nên uống quá nhiều nước rau má, mỗi ngày chỉ nên uống khoảng 40g rau má.
- Không nên sử dụng rau má, uống nước rau má thường xuyên quá 1 tháng. Sau 1 tháng dùng rau má với hàm lượng khuyến cáo, bạn cần ngừng nghỉ ít nhất nửa tháng rồi mới tiếp tục.
- Hạn chế ra nắng vì trong rau má có các hoạt chất phản ứng rất nhạy cảm với ánh nắng mặt trời. Trong trường hợp sử dụng liều lượng rau má cao mà đi ra ngoài nắng còn có thể khiến bạn bị bất tỉnh, mê man.
- Phụ nữ mang thai, cho con bú, bệnh nhân tiểu đường, bệnh gan, đang dùng một số loại thuốc không nên sử dụng rau má. Tốt nhất là tham khảo ý kiến bác sĩ cho trường hợp cụ thể của mình để có lời khuyên đúng đắn nhất.
- Người bị yếu bụng muốn ăn rau má chỉ nên ăn vài lá hoặc khi ăn phải kèm theo lát gừng sống.
- Khi ăn rau má, ép nước rau má cần đảm bảo khâu vệ sinh, tránh nhiễm khuẩn vì rau má mọc sát mặt đất, có khả năng bị nhiều vi khuẩn, thuốc trừ sâu… xâm nhập.

Thứ Ba, 18 tháng 7, 2017

6 đối tượng không nên dùng tỏi

Tỏi không những được biết đến như 1 loại gia vị phổ biến trong bữa ăn hàng ngày mà còn là 1 loại dược phẩm có thể dùng để điều trị nhiều loại bệnh. Nhưng không phải lúc nào tỏi cũng dùng được và không phải dùng được cho tất cả mọi người. Cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Tỏi cũng có tác dụng giảm hàm lượng cholesterol cao.

Bên cạnh đó, tỏi là bài thuốc tự nhiên giúp tăng cường hệ miễn dịch. Sử dụng tỏi thường xuyên có thể làm giảm khoảng 63% nguy cơ bị cúm hoặc cảm lạnh.

Những lợi ích sức khỏe kết hợp khiến tỏi trở thành loại thực phẩm tuyệt vời. Tuy nhiên, không phải lúc nào bạn cũng có thể dùng tỏi. Dưới đây là những trường hợp bạn không nên ăn tỏi:

1. Đang dùng thuốc chống đông máu

Tỏi có thuộc tính chống đông máu tự nhiên và được coi là tốt nhất trong điều trị các rối loạn tuần hoàn. Nhưng nếu bạn đang sử dụng các thuốc chống đông máu, các bác sĩ khuyên bạn không nên sử dụng tỏi, nó có thể dẫn tới chảy máu nhiều.

2. Thuốc kê đơn

Nếu bạn bị bất cứ tình trạng nào đòi hỏi phải sử dụng các thuốc kê đơn, không nên sử dụng tỏi mà không hỏi ý kiến bác sĩ.

3. Nếu bạn đang bị các rối loạn về gan

Tỏi có thể làm giảm hiệu quả của một số loại thuốc nhất định lên gan. Phần lớn tất cả các thuốc, đặc biệt là thuốc tránh thai có thể có tác dụng phụ lên cơ thể nếu kết hợp với sử dụng tỏi.

4. Dạ dày nhạy cảm

Nếu bạn có đường tiêu hóa dễ bị kích thích, tốt nhất là không nên dùng tỏi vì tỏi có thể ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa thức ăn.

5. Phụ nữ mang thai

Sử dụng lượng tỏi vừa phải là tốt, nhưng phụ nữ không được khuyến nghị sử dụng nó như một bài thuốc chữa bệnh trong khi mang thai.

6. Huyết áp thấp

Nếu huyết áp của bạn ở mức bình thường hoặc thấp, bạn không được khuyến nghị dùng tỏi vì nó có thể gây ra các biến chứng sức khỏe. Tỏi cũng có thể làm giảm huyết áp.

4 loại sữa mang lại nguồn lợi cho sức khỏe cực kỳ lớn

Sữa luôn là lựa chọn hàng đầu cho mọi lứa tuổi để bổ sung năng lượng và các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Vậy những loại sữa nào là tốt nhất cho sức khỏe, cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Sữa dừa (nước cốt dừa)

Những lợi ích sức khỏe của sữa dừa: Dừa cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ giúp ngăn ngừa các bệnh như sỏi túi mật, bệnh gan, chứng viêm và bệnh ngoài da… Nếu bạn muốn bổ sung protein, sữa dừa là một nguồn rất tốt. Nó cũng cung cấp sắt, selen, canxi, natri, magiê, phốt pho và kali, vitamin C, E, B1, B3, B5 và B6. Đáng ngạc nhiên hơn, sữa dừa còn giàu canxi hơn các loại sữa còn lại.

Hãy yên tâm rằng sữa dừa cũng hỗ trợ hệ thống miễn dịch, giúp giảm cân và rất tốt cho tiêu hóa.
Sữa hạnh nhân

Hạnh nhân là một món ăn tuyệt vời nếu bạn đang nhịn ăn hoặc chỉ muốn ăn ít mà vẫn no lâu. Một số món ăn tráng miệng cũng sử dụng hạnh nhân để trang trí.

Những lợi ích sức khỏe của sữa hạnh nhân: Sữa hạnh nhân, giống như sữa dừa, là một loại thực phẩm thay thế tuyệt vời cho người ăn chay. Sữa hạnh nhân là một nguồn tốt chứa các protein, ít calo chứ không giống như sữa bò. Ngoài ra, sữa hạnh nhân còn chứa vitamin E, magiê, chất béo không bão hòa đơn, đồng, mangan và ribloflavin… giúp tăng cường năng lượng và giảm các bệnh liên quan đến tim.

Sữa bò

Đây là sữa được sử dụng rất phổ biến, nhất là trong bánh kẹo.

Những lợi ích sức khỏe của sữa bò: Nếu bạn thiếu hụt canxi, bạn nên uống sữa bò. Sữa bò chứa chất béo, khoáng chất và vitamin như vitamin D, vitamin B, protein, kali, iốt.

Bên cạnh việc tăng cường xương với canxi, sữa bò được biết là có tác dụng kiểm soát huyết áp vì nó có chứa kali, iốt thúc đẩy chức năng tuyến giáp và ngăn ngừa bệnh gút.

Sữa dê

Sữa dê ít được sử dụng nhưng không thể phủ nhận tác dụng của nó với sức khỏe con người.

Những lợi ích sức khỏe của sữa dê: Sữa dê giúp bổ sung sắt rất tốt. Theo các nhà nghiên cứu, sữa dê giúp ngăn chặn sự mềm xương và thiếu máu. Nó cũng hỗ trợ tiêu hóa và đẩy mạnh tác dụng trao đổi chất của các khoáng chất như sắt, phốt pho, canxi và magiê.

Sữa dê còn có ít chất béo, giúp xây dựng hệ thống miễn dịch và giảm tình trạng viêm ruột.

Sữa đậu nành

Đây là một sản phẩm sữa thay thế phổ biến có thể sử dụng cho những người không dung nạp lactose hoặc người ăn chay.

Những lợi ích sức khỏe của sữa đậu nành: Sữa đậu nành có chứa axit béo, protein, chất xơ, vitamin và khoáng chất có lợi cho các hoạt động của cơ thể. Bạn có thể dựa vào sữa đậu nành để cải thiện lượng cholesterol tốt và giảm cân. Axit béo omega-3 và omega-6 trong sữa đậu nành giúp tăng cường các mạch máu, ngăn chặn ung thư, loãng xương và hội chứng mãn kinh.

Chủ Nhật, 16 tháng 7, 2017

Những cách điều trị táo bón tại nhà

Nhiều người mắc phải chứng bệnh táo bón hiện nay do nhiều nguyên nhân. Bệnh này cần được điều trị sớm, nếu bệnh lâu dần sẽ có nguy cơ ảnh hưởng và gây các chứng bệnh khác. Dưới đây là các cách đơn giản bạn có thể áp dụng để điều trị táo bón ở nhà, vừa đơn giản vừa kinh tế.

Bạn có thể trị táo bón tại nhà bằng những phương pháp đơn giản.

Cháo khoai tây

Nguyên liệu: Khoai tây 100g, gạo tẻ 50g.
Cách làm: Khoai tây gọt vỏ, rửa sạch, thái hạt lựu, cho vào nồi nấu thành cháo cùng gạo tẻ và lượng nước vừa đủ. Mỗi ngày dùng 1 lần, liên tục 3-5 ngày có tác dụng ích khí, kiện tì, giải độc, thông tiện. Món cháo này thích hợp cho người bị suy nhược tì vị dẫn đến đau bụng, táo bón…

Cháo chuối tiêu

Nguyên liệu: Chuối tiêu 2 quả, gạo tẻ 50g, lượng vừa đủ đường trắng.
Cách làm: Chuối tiêu bỏ vỏ, dầm nát. Ngâm rửa gạo, cho vào nồi nấu thành cháo với lượng nước vừa đủ. Sau khi cháo chín, cho chuối tiêu đã đánh nhuyễn, đường vào đun sôi có thể dùng. Mỗi ngày ăn 1 lần, liên tục 3-5 ngày có thể thanh nhiệt, nhuận tràng, nhuận phổi, cắt cơn ho. Món cháo này thích hợp cho người bị bệnh trĩ đại tiện ra máu, suy phổi, bị ho, hoặc người say rượu…

Tập thể dục

Tập thể dục thường xuyên có thể làm giảm táo bón mạn tính và hình thành thói quen đi vệ sinh đều đặn. Thực hiện các bài tập giúp thúc đẩy các quá trình hoạt động của cơ thể như nhu động ruột. Bạn có thể lựa chọn các bài tập đơn giản như chạy bộ hoặc sử dụng dụng cụ như thảm nhún. Thảm nhún là một phương pháp chữa táo bón mạn tính hoàn hảo vì nó kích thích hoạt động của hệ bạch huyết. Đảm bảo tập luyện ít nhất 3 lần mỗi tuần và mỗi lần ít nhất 30 phút.

Cải bó xôi (rau bina)

Cải bó xôi được cho là phương thuốc tự nhiên trị táo bón mạn tính tốt nhất. Nó giúp làm sạch và cải thiện đường ruột. Tốt nhất là nên uống 100ml nước ép cải bó xôi hàng ngày. Cách này sẽ giúp loại bỏ độc tố ra khỏi hệ tiêu hóa.

Thứ Tư, 12 tháng 7, 2017

Thời điểm nào là tốt nhất để mang thai?

Thời điểm nào mang thai là tốt nhất để bé được khỏe mạnh và thông minh. Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

1. Tuổi sinh đẻ tốt nhất 

Thời điểm tốt nhất cho việc thụ thai trong đời người phụ nữ là 24-29 tuổi, đàn ông khoảng 30 tuổi. Tuổi người phụ nữ còn quá nhỏ (dưới 20 tuổi) hoặc đã cao (trên 35 tuổi) đều bất lợi cho ưu sinh (sinh con theo ý muốn)

2. Mùa mang thai đẹp nhất

Trong 4 mùa 12 tháng, cần chọn tháng thụ tinh có lợi cho sự phát dục của bào thai. Theo nhiều nghiên cứu, mang thai mùa Đông, Xuân không tốt bằng mùa Hạ, Thu. Bởi mùa Đông không khí trong và ngoài phòng ở ô nhiễm khá nặng, mùa Xuân lại dễ mắc các bệnh vì siêu vi trùng, đều không có lợi cho bào thai thời kỳ đầu.

Theo kết luận của đề tài khoa học Nghiên cứu bệnh truyền nhiễm trong mối quan hệ giữa chất lượng môi trường với những khiếm khuyết ở trẻ sơ sinh của Trung Quốc, ô nhiễm không khí có thể làm các gene di truyền và nhiễm sắc thể trong tế bào cơ thể phát sinh dị thường, dẫn đến hiện tượng quái thai. Do nồng độ SO2 trong không khí mùa Đông cao hơn hẳn các mùa khác (nhất là ở các khu công nghiệp) nên những khiếm khuyết ở các đứa trẻ thụ thai vào mùa Đông cao hơn hẳn các mùa khác.

Ngoài ra, chất đốt mà gia đình dùng trong sinh hoạt (khí than, khí đốt…) có ảnh hưởng nhất định đến sự phát dục của thai nhi. Lại thêm mùa Đông trời lạnh nên cửa thường đóng, không khí trong nhà dễ độc hại. Do đó, tỷ lệ thai nhi thụ thai mùa Đông luôn cao hơn các mùa khác.

Mùa Xuân, độ ẩm trong không khí lớn, nhiệt độ tăng dần khiến vi khuẩn sinh sôi, các bệnh do siêu vi trùng (sởi, cúm, viêm tuỷ, thuỷ đậu…) có khả năng tăng và bùng phát thành dịch, xâm nhập vào nhau thai tạo thành quái thai. Đấy là chưa kể đến nhiều biến động của thời tiết mùa xuân dễ khiến phụ nữ mang thai nhiễm lạnh và mắc bệnh.

Khi có thai vào dịp cuối Thu, đầu Đông, khí trời mát mẻ, cơ thể khoan khoái, phụ nữ mang thai đã qua thời kỳ phản ứng thai nghén, nhu cầu ăn tăng lên; lại được đảm bảo dưỡng chất (do đúng mùa thu hoạch rau và trái cây) rất có lợi cho sự phát triển não của thai nhi. Đến thời kỳ sinh nở – dịp cuối Xuân, đầu Hạ, khí hậu ôn hoà, thực phẩm phụ phong phú; sản phụ càng được tăng cường dưỡng chất, phục hồi sức khoẻ nhanh.

Về phía trẻ sơ sinh, mùa này dễ chăm sóc do mặc ít áo. Đến lúc trẻ lớn lên cần ăn thêm thì đã vào Đông – khi tránh được cao điểm của các bệnh dịch đường ruột mùa Hè. Đến khi cai sữa đã là mùa Xuân ấm áp, rau tươi phong phú sẽ là nguồn dinh dưỡng quan trọng để trẻ phát triển cơ thể và trí tuệ.
Do vậy, giới y học nhất trí cho rằng, trẻ sinh vào cuối Xuân, đầu Hạ thể chất tốt, ít mắc bệnh. Vì mục đích ưu sinh (đẻ con theo ý muốn) và ưu dục (con được nuôi dưỡng tốt nhất), các cặp vợ chồng nên thụ thai vào tháng 4, 5 là tốt nhất.

Ngoài ra, cần chọn thời điểm cả hai vợ chồng đang ở trạng thái sức khoẻ tốt nhất, đảm bảo có tinh và trứng chất lượng tối ưu. Đặc biệt, nên nghĩ đến việc có đủ điều kiện cùng nuôi con không. Chí ít khi con 2-5 tuổi mới nên nuôi bé một mình.

3. Các yếu tố bất lợi cho ưu sinh


– Mang thai khi có bệnh.
– Thụ thai thời kỳ tân hôn.
– Hút thuốc, uống rượu khi mang thai.
– Mang thai khi tình cảm xáo trộn.
– Thụ thai ngay sau khi ngừng uống thuốc tránh thai
– Thụ thai sau khi chiếu X quang nhiều lần
– Thụ thai trong hoàn cảnh bất lợi.
– Mang thai trong tình trạng dinh dưỡng kém.
(Theo ykhoa.net)

4. Cần chuẩn bị gì để có một thai kỳ khỏe mạnh?

– Chuẩn bị kiến thức mang thai, sinh nở và chăm sóc trẻ sơ sinh thật tốt.
– Chuẩn bị tâm lý làm cha, làm mẹ tốt. Luôn vui vẻ, lạc quan, tích cực.
– Chuẩn bị tài chính tốt, (có tài chính và kiến thức tốt thì bạn sẽ không bị stress khi chăm con nhỏ).
– Chuẩn bị sức khỏe tốt cho cả vợ và chồng. (Kiểm tra sức khỏe, bổ sung dinh dưỡng)
– Chuẩn bị không gian thoáng mát và ấm áp cho trẻ sơ sinh chào đời.

Thứ Tư, 5 tháng 7, 2017

Triệu chứng thường gặp ở bệnh viêm đa khớp dạng thấp

Hiện nay, tỉ lệ các ca bệnh viêm đa khớp dạng thấp chiếm khoảng 1% dân số thế giới và con số này vẫn không ngừng tăng lên mỗi ngày. Con số thống kê cho thấy: 50% người bệnh bị ảnh hưởng sức khoẻ trầm trọng và giảm tuổi thọ, tỷ lệ tàn phế vĩnh viễn sau 10 năm phát bệnh từ 10 tới 15%

Nguyên nhân nào gây nên căn bệnh này cho đến nay vẫn chưa có đáp án chính xác nhất. Tuy nhiên những nghiên cứu được thực hiện trong thời gian gần đây đã chỉ ra rằng: có liên hệ chặt chẽ giữa yếu tố gia đình, chấn thương do vận động, môi trường sống ẩm thấp hoặc virus gây nên bệnh viêm đa khớp dạng thấp.

Vì vậy có thể nói hiện nay chúng ta không có thuốc đặc trị hữu hiệu và bệnh cũng chắc chắn không thể tự khỏi, cho nên việc điều trị từ sớm chiếm đến hơn 50% khả năng chữa khỏi căn bệnh này.



Triệu chứng bệnh viêm đa khớp dạng thấp thường thể hiện qua 2 giai đoạn

Tương tự như một số bệnh khác, các triệu chứng khởi phát của bệnh viêm đa khớp dạng thấp ban đầu cũng xuất hiện từ từ rồi sau đó mới diễn biến tới mạn tính với các đợt cấp tính. 

Giai đoạn khởi phát:

Trong giai đoạn đầu của bệnh, thường không xuất hiện những biểu hiện rõ ràng nhưng nếu người bệnh hiểu rõ cơ thể của mình thì vẫn có thể nhận biết được. Hầu hết các biểu hiện viêm đều xuất phát từ các khớp, trong đó chủ yếu là ở các khớp như khớp cổ tay, cổ chân, khớp ngón tay, ngón chân hoặc xuất hiện ở khớp gối.

Vào mỗi buổi sáng sau khi ngủ dậy, người bệnh sẽ cảm thấy bàn tay, chân hay khu vực khớp gối bị tê cứng. Khớp viêm khiến cho khả năng vận động ở đây trở nên khó khăn hơn, việc hạn chế cử động có thể kéo dài lên đến hơn 1 tiếng đồng hồ. Triệu chứng này có thể dai dẳng từ vài tuần đến tận vài tháng.

Xem thêm: Triệu chứng bệnh gai cột sống tại đây

Giai đoạn toàn phát:

Khi bệnh đã bước giai đoạn này, ở hầu khắp các khớp trên cơ thể đều có thể nhận ra các dấu hiệu của bệnh viêm đa khớp dạng thấp. Thời điểm này các biểu hiện không còn dừng lại ở cảm giác tê cứng chi đơn thuần, mà các khớp sẽ dần sưng lên, nóng và gây đau đớn. Các cơn đau ở mức độ nặng xuất hiện nhiều về đêm và sáng sớm, khả năng vận động của người bệnh vì thế mà càng hạn chế nhiều hơn.
Nếu không được điều trị, sau thời gian ngắn tại các khớp bị sưng như đốt ngón tay, ngón chân sẽ làm cho các chi bị biến dạng, bàn tay nổi các u bướu rất khó thực hiện các động tác cầm nắm.

Triệu chứng trên toàn thân: 

Thi thoảng người bệnh có cảm giác bị sốt nhẹ, cơ thể thường xuyên mệt mỏi, da dẻ trở nên nhăn nheo và xanh xao. Ngay cả với những món ăn ưa thích cũng không còn cảm thấy ngon như trước, sụt cân nhanh chóng. Vùng dưới da gần những chỗ khớp bị viêm xuất hiện, hạt nổi lên nhưng không gây đau.


Chủ Nhật, 2 tháng 7, 2017

Những lưu ý khi thưởng thức mít vào mùa hè này



Ăn mít không nóng như bạn nghĩ

Giải đáp thắc mắc của hầu hết chị em về việc ăn mít sẽ làm nóng, gây nổi mụn. Chuyên gia dinh dưỡng cho biết quan niệm này không chính xác. Không có loại quả chín nào là nóng, mà chỉ có các loại quả có hàm lượng đường cao, nếu ăn quá nhiều thì cũng không tốt cho sức khỏe.

Những người có cơ địa hay bị mọc mụn nhọt, rôm sảy, hay bị chắp lẹo mắt không nên ăn nhiều, đặc biệt là trong những ngày nắng nóng vì hàm lượng đường cao trong quả chín sẽ làm tăng lượng đường trong máu là môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn phát triển, nhất là tụ cầu, nguyên nhân gây nên tình trạng mụn nhọt, chốc lở.

Bên cạnh đó, nhiều người còn lo sợ ăn mít sẽ làm bạn tăng cân? Thực ra ra không phải vậy. Mít sẽ làm bạn tăng cân chỉ khi bạn ăn quá nhiều. Nếu ăn với liều lượng hợp lý, mít hoàn toàn có thể giúp bạn giảm cân và tốt cho sức khỏe.

Ngoài ra, mít còn là nguồn bổ sung vitamin C, vitamin A tuyệt vời làm tăng sức đề kháng của cơ thể. Với lượng vitamin A cao cùng với vitamin C đặc tính chống oxy hoá mạnh mẽ, lại được ăn trực tiếp không qua nấu nướng nên quả chín giữ nguyên được hàm lượng vitamin và khoáng chất, giúp duy trì đủ độ ẩm giúp da hồng hào và hạn chế nếp nhăn…

Tuy là trái cây có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, nhưng 4 nhóm người có dấu hiệu bệnh sau đây nếu ăn mít sẽ khiến bệnh trầm trọng hơn:


Gan nhiễm mỡ

Theo nghiên cứu, mít giàu dưỡng chất, và nhiều vitamin, tuy nhiên loại quả này chứa nhiều đường và không tốt cho gan, vì thế lời khuyên cho những người bị gan nhiễm mỡ là không nên ăn mít thường xuyên, thậm chí nên nói không với mít.

Suy thận mãn tính

Với những bệnh nhân bị suy thận mãn tính nên tránh các loại thức ăn giàu kali như mít. Do khi bị suy thận, kali bị ứ đọng lại dẫn đến tăng kali máu, nếu quá nhiều sẽ dẫn đến tử vong do ngừng tim mà không có dấu hiệu báo trước nào.

Tiểu đường

Người bệnh tiểu đường cần phải ăn uống theo một chế độ ăn “kiêng chất đường”. Trong khi đó, mít có chứa nhiều đường fructoza và đường glucoza, khi ăn vào được cơ thể hấp thu ngay, dẫn đến hàm lượng đường trong máu tăng cao nhanh chóng.

Bệnh mãn tính


Lời khuyên cho những người mắc các bệnh mãn tính, tốt nhất chỉ nên xem mít là một món ăn thưởng thức cho vui miệng, chớ nên thường xuyên ăn loại quả này.

Nên xoa một lớp dầu ăn vào bàn tay khi bổ mít để hạn chế bị dính nhựa. Ảnh minh họa

Cách ăn mít tốt cho sức khỏe

– Chỉ nên ăn mít sau khi ăn cơm 1 – 2 tiếng, lưu ý không ăn khi bụng đói bởi ăn lúc đói sẽ khiến bị đầy bụng, khó tiêu…

– Nên ăn với lượng vừa phải, với những người mắc bệnh mãn tính, chỉ nên ăn tối đa 80g (khoảng 3 – 4 múi mít/ngày).

– Nên ăn mít kèm với những hoa quả chín khác để cung cấp đủ nhu cầu vitamin và khoáng chất cho cơ thể.

– Khi ăn cần nhai kỹ và không ăn vào buổi chiều tối.

– Nếu người nóng trong, hay nổi mụn nhọt, khi ăn mít thì cần bổ sung đủ nước (2 – 2,5l/ngày) và rau xanh.