Trong y học Trung, đau dạ dày được chia làm 2 loại là “vị hàn” (dạ dày bị lạnh) và “vị nhiệt” (dạ dày bị nóng).
Những thực phẩm có tác dụng tích cực cho nhóm người “vị hàn”
“Vị hàn” là cụm từ Trung Y dùng để chỉ những người có tỳ vị bị yếu, lạnh.
Người mắc bệnh này thường có các triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa, sợ lạnh. Nguyên nhân gây bệnh bắt nguồn từ tình trạng tỳ dương suy hư hoặc ăn thực phẩm nguội, chưa nấu chín, dẫn tới âm hàn ngưng trệ trong bụng.
Theo Trung Y, các thầy thuốc khuyến khích những người mắc chứng “vị hàn” nên ăn hạt kê, bí ngô và bột hạt tiêu vào buổi sáng để cải thiện tình trạng bệnh.
1. Hạt kê
Theo Trung y, hạt kê giúp kiện tỳ, thanh hư nhiệt, lợi thận, lơi tiểu, trì phiền khát, trị tỳ vị hư nhược, thể hư, hậu sản hư tổn, tinh huyết thụ tổn, chán ăn.
Bên cạnh đó, loại thực phẩm này còn có giá trị dinh dưỡng khá cao, cực kì giàu có protein, chất béo, đường, vitamin B2, vitamin PP, canxi, photpho, sắt. Do vậy, hạt kê còn được ví như “bảo kiện mễ” (gạo bảo vệ sức khỏe).
2. Bí ngô
Trung Y cho rằng bí ngô tính ôn, vị ngọt, có tác dụng dưỡng vị rất tốt. Y học hiện đại cũng chỉ ra trong bí ngô có chứa vitamin, pectin và carbohydrate.
Những vitamin trong loại bí này có thể thúc đẩy dạ dày co dãn, carbohydrate có thểbảo vệ dạ dày không bị kích thích, pectin có tính hấp thụ rất tốt, có thể tiêu trừ độc tố cũng như một số vật chất có hại trong cơ thể như chì, thủy ngân…
3. Hạt tiêu
Theo Trung Y, hạt tiêu tính nóng, vị cay, có tác dụng bài khí, tiêu trừ hàn khí, có thể trị đau bụng, tiêu chảy, chán ăn.
Bên cạnh đó, bột hạt tiêu cũng là một nguyên liệu nấu ăn tốt để làm ấm bụng. Chỉ cần rắc một chút bột hạt tiêu vào trong món canh nhân lúc nó còn nóng hoặc thêm một chút hạt tiêu lúc xào rau là có thể bài trừ hàn khí trong dạ dày.
Những thực phẩm tốt cho nhóm người “vị nhiệt”
Chứng “vị nhiệt” (dạ dày nóng) bắt nguồn từ các nguyên nhân chủ yếu như hút thuốc lá, uống rượu, ăn đồ cay nóng. Bên cạnh đó, việc nhân khí ngưng trệ, đờm, thấp ngưng tụ trong ổ bụng cũng có thể khiến dạ dày “bốc hỏa”.
Biểu hiện thường thấy của những người bị “vị nhiệt” là miệng khô, hay khát nước, táo bón, bụng rát, hơi thở hôi…
Người bị đau dạ dày nóng thích hợp ăn các thực phẩm mát như đậu xanh, bí đao, khổ qua, hạt sen… Bên cạnh đó, nhóm đối tượng này cần hạn chế ăn đồ xào, rán, cay; ăn ít thịt chó, thịt dê, hạt tiêu nếu không bệnh tình thêm nặng.
1. Cháo đậu xanh
Theo ghi chép của nhiều y tịch cổ, đậu xanh vị ngọt, tính lạnh, đi vào tim, dạ dày, kinh lạc có tác dụng tiêu sưng, hạ khí, thanh nhiệt, giải độc.
Vào ngày hè nóng bức, những người bị nóng dạ dày nên ăn nấu cháo đậu xanh và ăn nguội để tiêu trừ khí nóng.
2. Cà chua
Cà chua vị ngọt, chua, tính hơi lạnh, tiến nhập vào tâm, vị, phế kinh. Loại quả này đem đến cho người dùng những công dụng khác nhau tùy vào cách thưởng thức.
Theo đó, cà chua sống sở hữu hàm lượng vitamin C cao, có tác dụng sinh tân chỉ khát, kiện vị tiêu thực, thanh nhiệt giải độc. Người bị “vị nhiệt” nên ăn cà chua sống để giải khát, hạ nhiệt, cải thiện khẩu vị.
3. Thạch hộc
Thạch hộc là vị thuốc được ghi đầu tiên trong sách Bản kinh.Cây thuốc trên nhỏ dưới to, giống như cái hộc, mọc ở núi đá nên có tên Thạch hộc.
Thạch hộc có vị ngọt nhạt, hơi mặn, không độc, tính lạnh, có tác dụng bổ dưỡng thanh nhiệt, chỉ khát, sinh tân.
Vị thuốc này được xem là “thần dược” trị liệu dạ dày âm hư, đồng thời làm giảm các triệu chứng nóng trong người như miệng khô, lưỡi hồng, miệng lưỡi lở loét, lợi sưng đau.
Tuy nhiên thạch hộc tính hàn, không nên dùng quá nhiều trong thời gian dài, tốt nhất chỉ nên uống 1 lần mỗi tuần, mỗi lần 10-15g.
EmoticonEmoticon